Việt Nam được đánh giá là một trong những nước ảnh hưởng nghiêm trọng với tình trạng Trái Đất nóng lên. Tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng tăng cao. Vậy bạn đã biết gì về chất lượng không khí trong nhà của mình chưa. Các nghiên cứu của các tổ chức về môi trường thế giới gần đây đã cảnh báo rằng. Lượng không khí trong nhà nhiều nguy cơ ô nhiễm hơn bên ngoài. Cho nên, tập trung cải thiện không khí bên trong nhà, để tạo ra một chỗ trú ẩn an lành cho gia đình mình là điều cấp thiết và nằm trong tầm tay của mỗi người.
- Những bộ phận cơ thể dễ bị suy yếu do ngồi máy lạnh nhiều
- Cẩn thận mất tiền oan khi vệ sinh,sửa chữa máy lạnh
- Lưu ý sử dụng máy lạnh khi trong phòng có trẻ nhỏ
Tại sao trong nhà lại chứa nhiều nguy cơ ô nhiễm
Ngôi nhà là một khối không khí đóng, mọi người cùng thở, toát ra hơi, chứa nhiều đồ đạc, nhiều hoạt động diễn ra, thiết bị hoạt động (tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy vi tính, máy in, đèn chiếu sáng…).
Kết quả của một chỉ số chất lượng không khí trong nhà gọi tắt là IAQ (Indoor Air Quality) đã được chứng minh sẽ gây ra các căn bệnh như sai:
Hội chứng bệnh trong nhà Sick Building Syndrome viết tắt SBS: Được biết đến từ những năm 80, là loại hiện tượng mà người ta cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác bệnh khi ở lâu trong nhà, các biểu hiện thường không rõ ràng là bệnh gì, có thể là nhức đầu, đỏ mắt, chảy nước mũi, đau họng, ho, ngứa ngáy…, và các triệu chứng thường giảm khi rời khỏi nhà.
Ngoài ra, các loại bệnh gây ra từ căn nhà (BRI) – Building-related Illness – như: Bệnh viêm phổi Legionnaire có liên quan đến loại vi khuẩn tìm thấy trong máy điều hòa hay máy nước nóng. Tiếp đó, là các loại vấn đề sức khỏe mãn tính liên quan đến không khí trong nhà như bệnh suyễn, dị ứng và thậm chí là ung thư.
Một chất lượng IAQ gọi là có thể chấp nhận được phải thể hiện ở hai yếu tố: Một bầu không khí không tập trung cao các chất gây nhiễm và phải có hơn 80% số người cảm thấy dễ chịu khi sống bên trong đó.
Cảm giác dễ chịu của con người bị chi phối bởi cái gọi là Thermal Climate (khí hậu nhiệt), được hình thành bởi ba tác nhân: Nhiệt độ, độ ẩm và sự đối lưu không khí trong nhà. Điều hòa được các yếu tố này để giảm vấn nạn “sự khó chịu nhiệt” (Thermal Discomfort), là cả một kỹ thuật phức tạp về thông thoáng. Muốn có IAQ tốt phải cho không khí bên ngoài vào, nhưng như vậy lại không bảo đảm yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, chưa kể, lượng không khí bên ngoài đó lại đang xuống cấp.
Căn nhà cần đáp ứng những điều kiện sau:
Khi đóng cửa thì phải thật kín: Nhà theo thiết kế phương Tây hiện đại thường rất ít cửa sổ và rất dễ dàng đóng kín. Mặt khác, ở nước ta nhà có nhiều cửa sổ hơn nhưng không thiết kế kỹ nên khi đóng thì không thật kín đúng yêu cầu.
Tạo một bầu khí hậu chung quanh thật tốt: Nhằm lọc bớt tác động xấu từ ngoài trước khi vào nhà. Chọn vị trí xây dựng như nhà càng xa trung tâm càng tốt, căn hộ chung cư ở trên cao không khí tốt hơn, nhà ở xa đường…
Hiện nay có những giải pháp để lọc khí cho ngôi nhà của bạn. Người ta đã áp dụng cách làm lạnh và thông gió hiệu quả như: Hệ thống piston thổi dưới sàn và hệ thống chuyển dịch các khối khí. Nguyên tắc vận hành của nó là bố trí hệ thống điều hòa dưới sàn hoặc gần sàn, hơi mát thổi ra với tốc độ nhẹ, chỉ thấp hơn nhiệt độ phòng một chút (nên rất tiết kiệm điện), không khí mát này chiếm chỗ không khí nóng trong phòng, tạo ra vùng mát ngay khu vực sinh hoạt. Không khí nóng và các chất ô nhiễm sẽ bị đẩy lên cao và hút ra ngoài. Ưu điểm của nó là không trộn lẫn không khí mát và nóng trong phòng như hệ thống cũ, và cứ thế người ta “hít” chung khối khí tù đọng đó. Nhưng nếu áp dụng hết cho mọi ngóc ngách trong nhà sẽ rất tốn kém năng lượng, do đó nên làm tốt IAQ chung quanh nơi hoạt động chính của con người.
Ngoài những chất gây ô nhiễm như: Hút thuốc lá, các chất nhiễm do nấu nướng, máy lạnh không sạch, khói của xe, bụi từ bên ngoài,… Người ta đang chú ý đến những chất mới phát sinh từ nhu cầu sống hiện đại, từ các vật liệu dùng trong nội thất. Đó là các hợp chất hữu cơ không bền như sơn, vẹc-ni, thuốc nhuộm,…Hoặc các formaldehyde có trong các sản phẩm gỗ nhân tạo, ván ép, bàn ghế, các loại thảm sợi nhân tạo, các loại màn cửa…Và góp phần không nhỏ vào việc này phải kể đến các tác nhân ô nhiễm sinh học như các loại vi sinh, nấm, mốc, phân gián,… Tất cả hình thành một loại “bụi nhà” (khác với bụi ngoài đường bay vào) mà chúng ta có thể hít vào.