Sử dụng máy lạnh cho trẻ nhỏ là một điều không hề đơn giản vì chỉ cần một chút sơ xuất nhỏ cũng sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Cho nên khi sử dụng máy lạnh cho trẻ sơ sinh bạn cần lưu ý một số điều dưới đây mà các chuyên gia sửa máy lạnh đã rút ra được kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
Xem thêm: Nguyên nhân máy lạnh Panasonic không lạnh
HOTLINE: 028.2217.5555 – 09.06.92.0505
Nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý
Tùy vào tình hình thời tiết, công suất máy lạnh, diện tích phòng mà điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh cho thích hợp. Mức chênh lệch giữa nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ ngoài trời càng ít càng tốt. Không nên để quá lạnh bởi như thế vừa tốn điện mà lại không tốt cho sức khỏe. Còn nếu để nhiệt độ cao quá thì tác dụng làm lạnh lại không hiệu quả. Nhiệt độ lý tưởng nhất nên ở 27 – 28 độ C.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng khoảng 7 – 8 độ C là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể trẻ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt như những trẻ lớn hơn, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng thì khả năng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể càng kém hơn. Trước đó, khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ luôn được sởi ấm bởi thân nhiệt của mẹ khoảng 37,5 – 38 độ C. Vì vậy, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh.
Tránh sự thay đổi đột ngột
Khi bé đang ở ngoài nắng về, mồ hôi ra nhiều, tuyệt đối không cho bé vào phòng có nhiệt độ quá lạnh ngay. Cha mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi 1 lúc sau đó mới cho bé vào phòng có máy lạnh.
Khi muốn ra ngoài, cha mẹ nên tắt máy lạnh, mở cửa phòng 1 lúc cho bé dần thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Sau đó mới cho bé ra khỏi phòng.
Trong những ngày thời tiết nắng nóng, nên hạn chế cho bé ra vào phòng có máy lạnh liên tục để tránh hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Không nên ở phòng máy lạnh quá lâu
Ngoài giấc ngủ ban đêm bật máy lạnh liên tục, thời gian còn lại trong ngày, không nên để bé ở phòng máy lạnh khoảng hơn 4 giờ liên tục.
Vệ sinh máy lạnh và vệ sinh phòng
Việc vệ sinh máy lạnh và phòng ốc cũng vô cùng quan trọng, việc làm này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc lưu trú trong phòng, trong máy lạnh.
Khi không bật máy lạnh nữa thì phải mở hết cửa sổ, cửa phòng để cho không khí lưu thông.
Chú ý khi sử dụng máy lạnh khi ngủ
Nên tránh hướng máy lạnh thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.
Điều chỉnh nhiệt độ trong khi ngủ cho phù hợp với từng giai đoạn. Điều này giúp bố mẹ không phải tỉnh dậy khi đang ngủ để tăng, giảm nhiệt độ của máy.
Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.
Da của trẻ em rất nhạy cảm, vì vậy ngồi trong phòng máy lạnh lâu sẽ dẫn tới mất nước, khô da. Để hạn chế tình trạng này bạn nên thường xuyên uống nước hoặc để một chậu nước dưới máy điều hòa. Ngoài ra thỉnh thoảng bạn cũng nên lau sàn nhà bằng giẻ ướt.
Thêm vào đó, lưu ý đến thân nhiệt của trẻ thường xuyên, thường xuyên kiểm tra lưng bé xem có mồ hôi hay không, việc có mồ hôi lưng không lau kịp trong phòng điều hòa rất dễ khiến bé bị bệnh về hô hấp.
Nên để trẻ tham gia các hoạt động thể chất để tăng cường sức khỏe
Các bố mẹ nên tăng cường cho con được vận động thể lực: thường xuyên cho bé được tắm nắng, hít thở không khí trong lành, tham gia các hoạt động về thể dục thể thao để tăng cường độ dẻo dai, khỏe mạnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Chăm sóc bé đúng cách khi ở trong phòng máy lạnh
Bố mẹ cần chú ý chăm sóc để tăng sức đề kháng cho con khi sử dụng máy lạnh.
Nên nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi.
Nếu bé đã lớn thì mẹ có thể cho bé súc miệng nước muối pha loãng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.
Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước lọc, nước chanh, nước cam, sử dụng vitamin tổng hợp… để giảm hiện tượng khô da, mất nước ở trẻ. Mỗi sáng bạn cho nhấm nháp 1 chút mật ong chanh đào để tránh viêm họng.
Nên bật quạt thông gió khi sử dụng máy lạnh.
Khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.