Tại các văn phòng của công ty, cơ quan, xí nghiệp,… điều được trang bị máy lạnh. Không hề sai khi nói những bệnh liên quan đến đường hô hấp, viêm họng của nhân viên văn phòng đều xuất phát từ máy lạnh. Theo thống kê từ khoa Hô hấp của một số bệnh viện trong thành phố cho thấy gần đây các ca khám chữa bệnh hô hấp do sử dụng máy lạnh đã tăng lên gần 50%, gồm các bệnh hội chứng đường hô hấp, ngạt thở và đột tử.
Vậy mới thấy ngồi trong văn phòng máy lạnh nhìn thì thoáng mát mà lại nguy hiểm đến mức nào. Nguyên nhân chính là do nhiệt độ trong phòng thấp hơn bình thường quá nhiều lần làm mạch máu co lại, thân nhiệt giảm xuống gây mất cân bằng sinh nhiệt thích ứng của cơ thể.
Văn phòng máy lạnh có hại tới mức nào?
Bên cạnh cái lợi trước mắt, về lâu về dài, sử dụng máy lạnh không hề tốt cho sức khỏe của bạn chút nào. Điều đầu tiên là không khí do máy lạnh lọc qua đã bị hút hết độ ẩm nên rất khô và đó là thứ không khí bị nhốt lại. Một lẽ dĩ nhiên là nó cực kỳ bẩn, tiềm ẩn nhiều vi sinh vật gây bệnh. Số vi khuẩn này đến từ đâu? Đó là do máy lạnh không được rửa và làm vệ sinh thường xuyên, bụi và ẩm bám vào lưới lọc lâu trở nên quá tải và phát tán trở lại không khí, bám lại vào da và đi vào cơ thể bạn qua mũi gây ra bệnh tật.
Môi trường lạnh và không khí khô là điều kiện sống lý tưởng cho các vi khuẩn gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm thanh quản. Chính vì vậy, dân văn phòng rất thường mắc bệnh viêm thanh quản do ngồi máy lạnh quá nhiều.
Các chuyên gia tim mạch cảnh báo, nếu nhiệt độ trong phòng quá thấp sẽ gây ra sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ khi ra ngoài, tạo ra các triệu chứng ngạt mũi, đau họng, đặc biệt là người lớn tuổi bị các bệnh tim mạch, có thể bị các biến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ngất… hết sức nguy hiểm.
Cứ mỗi lần ra vào phòng máy lạnh là cơ thể phải thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, từ chỗ nóng vào chỗ mát, rồi từ lạnh trở lại với cái oi bức đột ngột của môi trường bên ngoài. Tình trạng thay đổi nhiệt độ chỉ kéo dài trong mấy giây đồng hồ nhưng khiến trung khu điều nhiệt của cơ thể phải làm việc cật lực, sự thay đổi này bào mòn sức đề kháng của cơ thể chẳng khác nào một cơn stress gây nên các bệnh: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ…
Ngoài các bệnh kể trên, những người thường xuyên ngồi trong môi trường máy lạnh còn có nguy cơ cao bị nhiễm vi trùng Legionella Pneumophila – vi trùng thường trú ẩn trong các ống nước của máy lạnh. Tác hại của loại vi trùng này đã được thế giới cảnh báo từ nhiều thập niên trước do chúng rất nguy hiểm và thường gặp (chiếm 5% các trường hợp viêm phổi do vi trùng), có thể làm bệnh nhân khởi phát nhanh bệnh sưng phổi và các triệu chứng toàn thân trong vài ngày, dẫn đến tử vong. Những triệu chứng ban đầu của bệnh thường là cảm cúm, nóng sốt, sổ mũi, nặng hơn là sưng phổi kèm đau khớp, nhức đầu, tiêu chảy…
Dùng điều hòa cần đúng cách để không hại cho sức khỏe. Lời khuyên của các bác sĩ là: Nên để điều hòa chênh so với nhiệt độ bên ngoài từ 3-4 độ C là phù hợp. Không ngồi điều hòa quá lâu, trong trường hợp phải ngồi điều hòa cả ngày thì bạn nên để cửa sổ thông gió hoặc vài giờ lại ra ngoài đi dạo một lần, hít thở không khí trong lành.
Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, khi ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh vào ngay phòng điều hòa quá lạnh. Nên ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa khoảng vài phút rồi mới vào phòng bật điều hòa. Khi muốn ra ngoài, nên mở cửa phòng, đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh rồi mới đi ra ngoài.
Mỗi ngày, ít nhất 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài. Kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.
Một số thợ điện lạnh thường khuyên người dùng tiết kiệm điện bằng cách chọn nhiệt độ thấp nhất! Họ giải thích rằng khi chọn nhiệt độ thấp nhất thì máy nén sẽ chạy liên tục với một cường độ dòng điện ổn định nên mức tiêu thụ điện cũng đều đặn; nếu chọn nhiệt độ cỡ 250C trở lên thì máy nén sẽ có lúc nghỉ, có lúc chạy, mỗi lần chạy lại thì dòng điện khởi động lớn gấp 4 – 5 lần dòng điện bình thường nên rất hao điện! Nhưng họ không chịu tính kỹ rằng dòng điện khởi động đó chỉ cao trong 1 – 2 giây mà thôi, tính ra thì thời gian khởi động đó chỉ hao điện bằng 5 – 10 giây chạy bình thường, rất ít so với hàng chục phút máy nén được nghỉ trước đó.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Lê Chí Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Năng lượng Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc của trường Đại học Công nghệ nhiệt lạnh Công nghệ, việc sử dụng máy lạnh trong mùa nóng là rất tốt. Tuy nhiên, cần phải biết làm thế nào để sử dụng một cách khoa học, nếu không là phản tác dụng. “Thông thường chúng ta có xu hướng nhiệt độ tương đối thấp, chủ yếu là dưới 200C để đáp ứng nhu cầu tránh nóng. Làm như vậy không những không tiết kiệm được năng lượng mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nên cài đặt nhiệt độ 240C – 260C là hợp lý. (Hoặc ít hơn nhiệt độ bên ngoài 80C – 100C).
Nguồn ST